banner  

Thớt gỗ sạch Đức Thành, bảo vệ bữa ăn gia đình bạn

Thứ ba, 07/12/2010

Đức Thành lâu nay vẫn được xem là đơn vị hàng đầu chuyên sản xuất những sản phẩm sạch như thớt, rế, đồ dắt dao, đồ lót ly… Chính việc luôn chăm chút cho từng sản phẩm nhỏ trong gia đình đã giúp Đức Thành tạo nên một thương hiệu gỗ Việt uy tín và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chị Lê Hải Liễu - Tổng Giám đốc Công ty Gỗ Đức Thành (GĐT) về điều này.

Hỏi: Cùng sản xuất đồ gỗ, tại sao Đức Thành không làm các sản phẩm nội thất lớn như các nơi, mà lại chọn các mặt hàng nhỏ trong nhà?

Trả lời: Đối với người phụ nữ, nhất là phụ nữ châu Á thì gian bếp chính là nơi giữ lửa hạnh phúc của gia đình. Vì bản thân mình cũng là phụ nữ nên tôi đã chọn sản xuất dòng sản phẩm đồ dùng nhà bếp như thớt, rế, đồ dắt dao… và đồ gia dụng trong nhà như móc áo, kệ giày, tủ y tế… Những vật dụng này tuy nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn, vì nó không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chính những sản phẩm sạch, đẹp, an toàn và tiện dụng này sẽ góp phần giúp chị em phụ nữ giữ gìn không gian ấm cúng của cả nhà.

Hỏi: Vì sao Đức Thành lại sử dụng gỗ cao su để làm thớt mà không là gỗ khác? Chiếc thớt làm từ gỗ cao su có những ưu điểm gì?

Trả lời: Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, GĐT đã xác định rõ chỉ sử dụng nguyên liệu là gỗ cây trồng như cây cao su chứ không dùng gỗ rừng tự nhiên. Đây cũng là một cách góp phần bảo vệ môi trường sống của tất cả chúng ta, vì tôi nghĩ nếu không có người mua hoặc sử dụng gỗ rừng tự nhiên thì chắc chẳng ai phá rừng làm gì.

Chiếc thớt được làm từ gỗ cao su có nhiều ưu điểm như: màu sắc tươi sáng giúp người nội trợ dễ nhận biết thớt đã sạch hay chưa, màu sáng của chiếc thớt còn giúp gian bếp trông nhẹ nhàng, rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, thớt gỗ cao su nhẹ, dễ sử dụng, dễ làm vệ sinh và còn là vật để làm đẹp gian bếp nữa.

Hỏi: Tại sao nói thớt gỗ sạch Đức Thành bảo vệ bữa ăn gia đình bạn?

Trả lời: Thớt là một dụng cụ nhà bếp không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Thế nhưng, nhiều người sẽ giật mình khi nhận ra rằng lâu nay mình không hề lưu tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi chọn mua và dùng thớt không đúng cách.

Trước đây, các bà nội trợ thường dùng thớt gỗ me, gỗ nghiến cho gia đình. Những chiếc thớt này chưa hề được xử lý gì cả, đây là một điều rất bất cập vì bao nhiêu tạp chất có trong thân cây này sẽ tiếp xúc trực tiếp vào thức ăn.

Thớt gỗ sạch Đức Thành làm từ gỗ cao su, trước khi ra đời phải trải qua quy trình đến 10 bước. Nào là phải đưa vô bồn tẩm chân không để rút hết nước và tạp chất từ trong cây ra, sau đó bơm vào các loại thuốc an toàn để giúp gỗ không bị tấn công bởi mối, mọt, mốc… Tiếp theo phải sấy với nhiệt độ cao để gỗ co nứt tự do cho đến khi đến cân bằng, rồi loại bỏ tất cả những thanh gỗ nứt, cong, hư, chỉ lựa những thanh gỗ đẹp đưa vào sử dụng. Ngay cả việc tại sao phải chẻ nhỏ ra, rồi sau đó đi ghép lại rất cực công, cũng là để làm cho thớt luôn bằng phẳng, không cập kênh, dễ cắt thái….

Toàn bộ quy trình phức tạp trên nhằm cho ra đời những chiếc thớt không mốc, không mọt, không răn nứt, không cong mo, bề mặt nhẵn bóng và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, thớt gỗ Đức Thành còn phải trải qua các bước kiểm nghiệm khắt khe để được Giấy chứng nhận là thớt gỗ sạch, an toàn do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cấp.

Hỏi: Chiếc thớt cho dù đã sạch, an toàn nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ để lại hậu quả khó lường? Vậy phải sử dụng thớt như thế nào?

Trả lời: Nhiều người cho rằng các bệnh lý như ngộ độc thực phẩm đều bắt đầu từ nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ít ai ngờ yếu tố gây nhiễm có thể nằm trong các dụng cụ làm bếp không sạch mà đặc biệt là tấm thớt.

Sử dụng thớt không đúng cách cũng sẽ dẫn đến bị nhiễm khuẩn chéo. Chẳng hạn như dùng chung một chiếc thớt cho cả thực phẩm chín lẫn thực phẩm sống.

Tốt nhất mỗi gian bếp nên trang bị ba chiếc thớt để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một cho thực phẩm tươi sống, một cho thực phẩm đã nấu chín, và một dùng riêng cho trái cây hoặc rau quả ăn liền. Nếu gia đình nào có con nhỏ cũng nên trang bị một chiếc thớt dành riêng cho em bé để đảm bảo vệ sinh, vì đường tiêu hóa của bé rất nhạy cảm.

Một điều cần lưu ý nữa là sau khi dùng xong, thớt phải được rửa thật kỹ bằng xà phòng, sau đó dựng hoặc treo lên cho khô ráo. Nên thay thớt sau một thời gian sử dụng, bình quân là 6 tháng một lần.

TH
Theo SGGP

 

 

 
 

 

Ý kiến bạn đọc