banner  

Lê Hải Liễu: Người đàn bà đi khắp thế gian

Thứ hai, 03/05/2021


16 tuổi, vừa học xong lớp 10, cô bé xung phong bộ đội. Ba năm sau, khi rời quân ngũ, cô cũng tốt nghiệp phổ thông hệ bổ túc và thi đậu vào trường Đại Học Kinh tế TP.HCM. Là sinh viên xuất sắc, cô được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Cuối những năm 80, kinh tế khó khăn, cô bắt đầu con đường kinh doanh bằng việc thầu bán căn tin ở một bệnh viện. Năm 1991, người mẹ trẻ mang con nhỏ đi du học tự túc tại Đức. Sáu tháng sau khi đến xứ người, cô mở nhà hàng VN. Năm 1993 cô trở về nước và kế nghiệp người cha điều hành xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng của gia đình. Từ người “không biết gì về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ, chỉ có mớ kiến thức về quản lý kinh tế học ở trường”, cô phải làm quen với tất cả để rồi vài năm sau trở thành nhà sản xuất có uy tín, điều hành giỏi. Từ một tổ hợp với khoảng 100 công nhân, doanh số vài trăm ngàn USD, nay Công ty TNHH chế  biến gỗ Đức Thành đã có 500 công nhân với doanh số gần 8 triệu USD/năm, sản phẩm xuất khẩu đi trên 30 quốc gia….

*Dường như chị là người có cá tính mạnh? Để đến nhà sản xuất kinh giỏi hôm nay, chúng ta hãy bắt đầu từ cô bộ đội 16 tuổi. Tại sao vừa học xong lớp 10, chị lại tình nguyện đi bộ đội? Có phải là muốn làm gì nổi không?

Trước giải phóng, gia đình tôi khá giả, con cái sống sung sướng, và đầy đủ. Sau giải phóng, đi học và sinh hoạt Đội bạn bè thường phê bình tôi tác phong tiểu tư sản. Tôi rất ấm ức. Lúc đó, tôi vừa học xong lớp 10, chiến tranh biên giới Tây Nam đang diễn ra, tôi nung nấu ý định đi bộ đội để… rũ bỏ tác phong tiểu tư sản và rèn luyện mình. Hồi đó, chúng tôi sống rất lý tưởng. Ba tôi đồng ý cho đi sau khi bắt tôi hứa “Không đào ngũ làm gia đình sấu hổ, phải giữ mình không quan hệ lăng nhăng, xong nghĩa vụ về đi học tiếp”. Sau huấn luyện, tội được đưa về Bộ Tổng tham mưu Quân khu 7. Đi bộ đội mà ở thành phố khiến tôi chán. Tôi thắc mắc với các chú: “Đi bộ đội phải ra chiến trường chứ ở TP thà con về nhà đi học còn hơn. Tôi làm đơn đi biên giới Tây Nam 3 lần đều không được trả lời. Sau đó được điều về làm cán bộ quân lực ở Vũng Tàu. Thời gian gần đây tôi tranh thủ học bỏ túc văn hóa và khi rời quân ngũ, tôi cũng tốt nhiệp phổ thông và thi đậu Đại học Kinh Tế năm 1981.

h7.1
Lê Hải Liễu trong buổi tiếp đón TT Mỹ
B.Clinton tại TP.HCM-11/2000
Tôi luôn tâm niệm “Kinh doanh phải đàng hoàng”.Phải đi lên bằng nội lực, có chiến lược kinh doanh có uy tín. Phải chăm sóc và có quan hệ tốt với lực lượng lao động – đó chính là sức mạnh của mình

* Từ cô bộ đội 16 tuổi đến một sinh viên kinh tế xuất sắc rồi chủ căn tin, chủ nhà hàng Đức, giám đốc một doanh nghiệp nổi tiếng hôm nay, là con đường dài với nhiều thuận lợi?

-Ồ, không thuận lợi và dễ dàng đâu. Đời tôi, những gì làm được và thành công đều do … tức. Vào đại học, các bạn có vẻ coi thường dân bổ túc văn hóa làm tôi … tức lắm. Tôi tìm sách, tìm thầy học thêm miệt mài. Rồi tôi trở thành sinh viên giỏi được giữ lại trường. Khi tôi sinh con gái được 3 tháng, kinh tế gia đình khó khăn, tôi xin thầu bán căn tin ở bệnh viện Nhi đồng 2. Hồi đó cực lắm, 4 giờ rưỡi sáng đã có mặt ở căn tin, trưa về cho con bú. Đi chợ mua hàng về bán tôi cứ đội nón sùm sụp vì mắc cỡ, sợ gặp học trò. Khi sang Đức du học, tôi mang con theo. Tôi học ngoại ngữ, quản trị kinh doanh từ xa theo chế độ gửi tài liệu. Lúc đầu sống nhờ anh chị, chuyện nhờ cậy, cũng điều nọ tiếng kia khiến tôi... tức mình quyết định kinh doanh nhà hàng kiếm sống. Năm 93, tôi về nước phụ ba tôi làm xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng. Thời gian đầu, khách hàng coi thường, cho là tôi chẳng biết gì khiến tôi tức mình quyết định học, tìm hiểu tất cả: Từ làm quen với máy móc, quy trình sản xuất đến vấn đề nhân sự, đối ngoại, đầu vào, đầu ra… rồi rành việc. Từ chỗ phụ ông già, tôi trở thành người kế nghiệp điều hành công ty.

 

 *Bí quyết nào khiến Đức Thành từ một tổ hợp nợ nần trở thành công ty có uy tín và sản phẩm được đánh giá cao trên thị trường?

  - Đầu những năm 90, Đức Thành nợ ngập đầu do mới gầy dựng phải vay nợ nhiều với lãi suất cao (12%). Làm bao nhiêu trả lãi hết. Năm 1994, ba tôi rút lui, tôi lên điều hành công ty khi mới 32 tuổi. Hồi đầu chúng tôi xuất bán thành phẩm, sau Nhà nước có quy định các công ty phải xuất sản phẩm hoàn chỉnh khiến chúng tôi khá lao đao vì đang bán nguyên liệu cho các nhà sản xuất, bây giờ mình buộc phải trở thành nhà sản xuất và tìm đối tượng khách hàng mới. Ứng phó đầu tiên là mua sắm máy móc, thuê và đào tạo công nhân, xây dụng nhà xưởng và tìm thị trường. Đây là khâu nhức đầu nhất. Chúng tôi chuyển hướng sang khách hàng châu Âu. Muốn Vậy thì phải tìm kiếm và chào khách chứ không thể ngồi chờ sung rụng, đợi khách đến. Vào những năm 94-95, một chuyến đi dự hội chợ ở nước ngoài ít nhất phải tốn 10.000 USD nhưng không thể chắc có hiệu quả hay không. Không thể đi khơi khơi mà phải mang theo sản phẩm, catalogue, thuê gian hàng. Nhưng vẫn phải đi. Lúc này lại xảy ra khủng hoảng kinh tế khu vực. Chúng tôi bắt đầu bung ra bán hàng trong nội địa, vừa đi tiếp thị nước ngoài. Dù nội lực chưa vững và xót tiền nhưng không thể ngồi một chỗ mà băn khoăn kiểu không có gà sao có trứng, không có trứng sao có gà, không bỏ tiền ra làm sao gặp được khác hàng? Thật may, ngay chuyến đi hội chợ quốc tế đầu tiên ở Đức, chúng tôi đã có ngay đơn hàng. Sau đó, tôi tiếp tực đi nhiều hội chợ. Càng về sau hiệu quả càng cao do được chuẩn bị tốt về con người, sản phẩm, catalogue và giao tiếp.

2

 *Không chỉ khủng hoảng kinh tế khu vực, hiện nay châu Âu cũng đang khủng hoảng, đồng euro đang xuống giá, làm thế nào Đức Thành  trụ vững, giữ được khách hàng?

 - Trong những năm khủng hoảng kinh tế khu vực, Nhật và Hàn Quốc – thị Trường chính của chúng tôi bị ảnh hưởng nặng. Bị sụt giảm hàng xuất khẩu nhưng chúng tôi vẫn giữ quan hệ, có chính sách hỗ trợ như giảm giá, tạo thuận lợi để giúp khách hàng vượt qua khủng hoảng. Sống có tình, có nghĩa với nhau lức lên, lúc xuống, khi khủng hoảng qua, họ nhớ đến mình và đặt hàng làm không kịp. Hiện nay Khách hàng châu Âu đang gặp khó khăn, mình cũng ráng giữ, không để mất khách, luôn duy trì chất lượng sản phẩm.

 * Một câu hỏi rất cũ: Với chị, đâu là bí quyết để thành công trong sản xuất kinh doanh?

 - Tôi luôn tâm niệm “kinh doanh phải đàng hoàng”. Phải đi lên bằng nội lực, có chiến lược kinh doanh có uy tín. Phải chăm sóc và có quan hệ tốt với lực lượng lao động – đó chính là sức mạnh của mình. Có những đơn hàng gấp. Đức Thành đáp ứng được ngay, thậm chí ngày lễ, tết công nhân vẫn sẵn sàng làm việc mà không đòi hỏi gì. Phải đối xử và chăm sóc tốt người lao động thì họ mới hết lòng với mình.

 * Được biết trong chuyến thăm VN của Tổng thống Bill Clinton, khi ông thăm cảng Tân Thuận, chị đã được mời lên phát biểu trước khi Bill Clinton phát biểu. Những hình ảnh trên báo chí sau đó cho thấy chị và Clinton bắt tay nhau, ông ta viết gì đó vào mảnh giấy chị đưa. Ông ấy viết gì vậy? 

 - Sau khi Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ phát biểu, tôi có xin bài diễn văn của ông ta. Lúc bắt tay Clinton, sẵn đang cầm bài diễn văn này tôi này sinh ý định xin chữ ký ông ta làm kỷ niệm. Tôi đưa bài phát biểu của tôi và ỗng viết “To Le Hai Lieu” rồi ký tên phía dưới. Ông chỉ nghe giới thiệu tên tôi mà nhớ và viết đúng từng ký tự.  Tôi rất có ấn tượng về Tổng thống Bill Clinton, đó là một người đàn ông giỏi giang và mạnh mẽ!.

chY_ky

Là Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, tôi tin tưởng rằng Hiệp định thương mại song phương sẽ có tác động tích cực to lớn với nền kinh tế Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Hôm Nay, tôi rất vinh dự giới thiệu đến quý vị cô Lê Hải Liễu. Giám đốc Công Ty Đức Thành, một doanh nghiệp tư nhân và là một trong những nhà sản xuất đồ gỗ lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  Cô Liễu là một tấm gương xuất sắc về tinh thần vủa các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh tại thành phố này.

   Công ty cô ấy có hơn 400 mặt hàng và gần 500 công nhân. Công ty xuất khẩu hàng đến hơn 30 nước kể cả Mỹ, mặc dù thị trường chính là Úc, Nga, châu Âu, và Đông Á. Năm 1999, hơn 3/4 doanh số của Công ty là để xuất khẩu.

  Cô Liễu là một trong những doanh nhân Việt Nam đang đưa đất nước này đến một tương lai tươi sáng hơn, thịnh vượng hơn.

MR. NORMAN Y.MINETA

Trần Thành

 

 

Ý kiến bạn đọc