banner  

Ông Lê Ba - Người sáng lập công ty gỗ Đức Thành: Nguyện làm người thợ xây...

Thứ ba, 13/04/2021

Sinh ra và lớn lên tại làng Bằng An - Điện Bàn - Quảng Nam, ông Lê Ba vốn là cán bộ, du kích xã. Năm 1957, cơ sở binh vận giới tuyến 17 bị lộ, ông trốn vào Sài Gòn để tránh sự truy đuổi của địch. Đến Sài Gòn, ông lặn lội bằng nhiều nghề để kiếm sống và cũng để hoạt động cách mạng. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông làm công tác mặt trận ở TPHCM. Sau đó, ông được điều về làm Phó Giám đốc Nông trường An Hạ, tiếp quản trại gà Vĩnh An. Chẳng bao lâu sau, khi trại gà đã đi vào ổn định và đạt năng suất tốt, được các chuyên gia nước ngoài biết đến về sự thành công của việc ấp trứng nhân tạo đạt năng suất đến trên 80% như một điều kỳ diệu, ông lại ra đi. Lần này, ông về làm Giám đốc Xí nghiệp in quận 5. Đây cũng là một trong những xí nghiệp hàng đầu bây giờ về kỹ thuật in lụa hiện đại. Rồi đến tuổi nghỉ hưu, ông trở về nhà với hai bàn tay trắng. Lại bắt đầu từ con số không. Có ai đó đã nói vui rằng, suốt đời ông chỉ là người thợ xây. Thật vậy, qua bao lần tiếp quản rồi điều chuyển đi chỗ này, chỗ khác, ông vừa bắt tay xây dựng xong, nhìn lại thì tuổi tác đã toan về già. Nhưng ông không có gì ân hận vì chưa kịp làm gì cho riêng bản thân mình nhưng đã để lại được nhiều cho con cháu.

TrYYng_mYu_giao_xa_YiYn_An

Ông Lê Ba tại trường mẫu giáo Bằng An (Đứng thứ 3 từ trái qua)

Đi thuê mướn từ một khu đất trống trên đường 26/3 quận Gò Vấp (nay là Lê Đức Thọ), ông bắt đầu mở nhà xưởng. Khởi nghiệp từ tuổi 60 với sự ủng hộ của cả nhà, sau mười năm gầy dựng sự nghiệp, đến nay, Cty chế biến gỗ Đức Thành đã có gần 400 công nhân, sản xuất trên 500 mặt hàng, xuất đi 35 nước với doanh số hàng năm khoảng 3 triệu USD.

Năm 2000, ông bỏ ra 400 triệu đồng để xây dựng trường mẫu giáo tại làng Bằng An, quê ông. Ngôi trường khá đẹp, có đầy đủ đồ chơi và đồ dùng dạy học, là ước mơ cả đời của bà con quê nghèo.

Chẳng bao lâu sau, như chưa vừa lòng với ước nguyện, ông lại cùng gia đình bỏ ra 3 tỷ đồng để xây dựng trường học. Đó là trường tiểu học Phan Thành Tài bây giờ. Trường rất rộng, được xây dựng trên diện tích 7.830m2, một trệt ba lầu có 27 lớp với 17 phòng học, 10 phòng chức năng, trong đó có cả phòng vi tính, nghệ thuật, nha học đường, có cả sân đá bóng ngay trong trường. Ai nhìn thấy cũng tỏ ra khâm phục bởi ông lo cho trường còn hơn lo cho cái nhà của mình nữa. Những cây sao, ngòi viết bằng lăng, phượng vĩ được trồng trong trường đều là của ông mua từ TPHCM ra cả. Ngay như mấy cái bông gió ở các tầng lầu, ô cửa sổ cũng được ông nhờ thợ thiết kế, vẽ từ TPHCM ra. Ông còn lọ mọ làm bảng cho học sinh, ông nói trẻ em bây giờ bị cận thị nhiều quá, phải làm sao cho chúng ngồi đâu cũng nhìn thấy được.

TrYYng_Phan_Thanh_Tai_1_1

Trường tiểu học Phan Thành Tài được gia đình ông Lê Ba tài trợ

Trong bài diễn văn tại lễ khánh thành ngôi trường, Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn - Thân Văn Lào đã nói: So với nhiều người Điện Bàn cũng như Quảng Nam sống ở khắp mọi miền đất nước, chưa chắc ông Lê Ba đã giàu hơn. Để kiếm được đồng tiền, ông đã phải gom góp từng nhành gỗ cao su, phải làm ngày, làm đêm chứ có thanh nhàn, sung sướng chi đâu. Mới giàu lên được mấy năm, ông dành hết - cho quê hương”. Việc làm của ông không những được chính quyền địa phương ghi nhận mà còn được bà con thôn Bằng An biết ơn bằng cả tấm lòng.  

Theo Trâm Anh - Sài Gòn Doanh Nhân 2001

Trường tiểu học, há đâu dễ thấy!

Một không hai, lộng lẫy gần xa

Là nhờ tình cảm bao la

Người con xa xứ nhớ về quê hương

(Thơ của một bác sĩ cảm kích tặng ông Lê Ba)

Note: Hình ảnh trường tiểu học và ông Lê Ba

Ý kiến bạn đọc