banner  

GDT- Chuyện người chăm sóc viên

Thứ hai, 25/10/2021

Kể từ ngày bắt đầu đợt dịch thứ tư, “ác ma” COVID-19 đã thật sự tàn phá cuộc sống, gieo rắc tang thương, mất mát cho người dân cả nước nói chung và các tỉnh thành Nam bộ nói riêng. Ai là người sống ở Sài Gòn trong giai đoạn này đều không tránh khỏi cảm giác kinh hoàng với những gì đang diễn ra nơi đây. Nỗi sợ hãi con “ác ma” đã thật sự len lỏi vào trong từng ngóc ngách của lòng người để rồi chế ngự cả niềm kiêu hãnh cùng lòng dũng cảm của họ.

Tuy nhiên, vẫn có những người đã chế ngự được “nỗi sợ” để rồi trở thành những con người đáng để người khác ngước nhìn. Những người mà tôi nói đến chính là lực lượng tuyến đầu chống dịch. Họ là những thiên thần áo trắng, những người tình nguyện làm chăm sóc viên hay những mạnh thường quân âm thầm chia sẻ sự may mắn của mình đến với những mảnh đời khó khăn và còn nhiều nhiều hơn nữa những tấm gương khác luôn tồn tại khắp mọi nơi trong xã hội này.

Nói xa xa là như thế chứ gần hơn thì chính là những người đang hiện hữu ngay trong Công ty gỗ Đức Thành. Đầu tiên phải kể đến không ai khác chính là Chị Liễu - Chủ tịch HĐQT đã nhận định ngay khi phát hiện ra F0 đầu tiên trong công ty, Chị nói “Khi bị nhiễm bệnh, các F0 sẽ có cảm giác lo sợ và hoang mang dữ lắm, nhưng chính nhng lúc đó, nếu nhận được 1 cuộc điện thoại gọi đến thăm hỏi, chia sẻ hoặc hướng dẫn những điều cần thiết thì những F0 này sẽ nhanh chóng lấy lại tinh thần để chiến đấu và chiến thắng bệnh tật”, đó cũng chính là lý do đội ngũ chăm sóc viên của GDT đã được ra đời.

“Họ”- những chăm sóc viên của GDT bỗng bất chợt trở thành những “hộ lý, y tá, tư vấn viên bất đắc dĩ”, chu đáo và tận tụy với những F0 như chính là người thân trong gia đình của mình. Ở “họ”, không nặng nề bởi ý của nghĩa hành động mình làm, mà chỉ có mối bận tâm duy nhất là làm sao cho người bệnh cảm nhận được sự ấm áp của cái gọi là tình người trong lúc hoạn nạn, để rồi cùng nhau khải hoàn bước qua cơn đại dịch. Có một người trong họ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tôi đó là cô bạn Phan Thị Vân - một trong những trưởng nhóm và cũng là một chăm sóc viên “rất có nghề”.

Van_ND_-_Hinh_1

Cô bạn Phan Thị Vân - một trong những trưởng nhóm và cũng là một chăm sóc viên “rất có nghề”

Còn nhớ, vào một đêm khuya giữa tháng 8/2021, khi nhận được tin nhắn “Chị Nhi vợ của anh Ngô NM3 bị mệt, khó thở, tức ngực” từ một chăm sóc viên thuộc nhóm gởi lên, nhận định ngay diễn tiến xấu bệnh trạng bởi hai từ “khó thở”, Vân nhanh chóng liên lạc khắp nơi để có thể mang được máy tạo oxy, SPO2 và máy đo huyết áp đến nhà chị Nhi. Chưa dừng lại ở đó, sau khi có máy rồi thì tiếp theo đó là loay hoay với cách sử dụng. Không ai trong người nhà của chị Nhi biết cách vận hành máy trong khi chỉ số SPO2 của chị đã tụt xuống mức 90, tiên liệu bệnh xấu dần đi. Thời gian vàng dành cho bệnh nhân lúc này được tính bằng giây nên sau khi xin ý kiến nhanh từ Chị Liễu, cuộc gọi video-call được thực hiện với người nhà chị Nhi, từng bước, từng bước chậm rãi Vân vừa hướng dẫn thao tác lắp máy vào người bệnh, vừa kiểm tra cho đến khi máy hoạt động được.

Máy vừa lắp đặt ổn định xong đến nhịp tim của chị đập nhanh lên có lúc lên đến 200. Như vậy, ngay thời điểm này có 2 vấn đề lớn về bệnh trạng cần xử lý đó là nhịp tim và nồng độ oxy trong máu. Những tưởng là khó thật nhưng với tấm lòng và sự nhiệt tâm của Bác sỹ Lợi (là em ruột của Chị Liễu đã tự nguyện tham gia giúp đỡ Đức Thành). Các vấn đề về bệnh được giải quyết ngay bằng một toa thuốc online. Sau khi có toa rồi thì đi đâu để mua thuốc trong đêm khuya cộng với lệnh giới nghiêm hà khắc trong thời điểm này? Ngay lúc đó xuất hiện một tấm lòng vàng là anh Mới đã không quản khó nhọc lục lọi từng góc đường, ngõ hẻm; gõ cửa từng nhà thuốc đã tắt đèn đi ngủ để tìm mua cho được loại thuốc ghi trong toa. Sau cùng thì cũng đem được thuốc đến cho chị Nhi.

Việc tiếp theo mà Vân đã làm là hướng dẫn người nhà nấu cháo, bón ăn từng muỗng nhỏ để người bệnh không bị ói và có sức uống thuốc. Uống thuốc xong lại phải hướng dẫn tập thở sao cho lấy lại được nhịp thở bình thường và cải thiện nồng độ oxy trong máu. Cứ chầm chậm từ từ vừa hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân, vừa thức đêm cùng họ để hỗ trợ xử lý những lúc bệnh trở nặng cho đến khi nghe được hơi thở đều đặn của bệnh nhân đã chìm vào giấc ngủ sâu thì chuông đồng hồ đã điểm quá 3 giờ rưỡi sáng. Các chỉ số sức khỏe đã dần ổn định, huyết áp từ 200 giờ chỉ còn 120, SPO2 từ 90 đã lên lại 95, 97, người bệnh không còn bị ói nhiều như trước… nhóm chăm sóc viên cũng đã bớt lo lắng, có thể thở phào vì ca cấp cứu đã vượt khó thành công.

Điều đáng nói là chính trong giai đoạn này, con trai ruột của Vân chẳng may bị bệnh phải vào nằm bệnh viện nhiều ngày nhưng Vân vẫn cố gắng thu xếp mọi thứ để vừa lo được việc chung lẫn việc riêng, thật đáng ngưỡng mộ…

Có trải qua mới thấu hiểu, có bị bệnh mới biết sức khỏe là vàng và đáng trân quý biết nhường nào. Cám ơn Chị Liễu, bác sỹ Lợi, chị Huyền, chị Diệp, Thảo, Vân, Mới và các anh chị chăm sóc viên của GDT đã luôn đồng hành cùng các F0 để họ mau chóng khỏi bệnh, trở về với gia đình và cuộc sống thường ngày.

Khi viết bài này trong tôi vẫn lâng lâng một niềm vui khó tả vì cái tình, cái nghĩa, sự đùm bọc tương trợ lẫn nhau trong cơn đại dịch, để giữ được mạng sống trong hoàn cảnh này quả thật khó khăn nhưng bên cạnh chúng ta vẫn còn Chị Liễu, Ban lãnh đạo, bác sỹ Lợi, các đồng nghiệp luôn vì tinh thần nhân ái mà giúp đỡ những F0, bất chấp mọi cực khổ hay hiểm nguy.

Hy vọng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, dịch bệnh sẽ qua đi, bình minh tươi sáng luôn đến với mọi người.

Hồng Hạnh

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet