banner  

Doanh nghiệp sản xuất đồ chơi Nội cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập

Thứ hai, 09/05/2016

1a

Dù thị trường đồ chơi ước tính tăng trưởng 15-20% mỗi năm, nhưng tới 95% sản phẩm của các DN trong nước sản xuất được xuất khẩu và chỉ có 5% được bán ở trong nước. Các doanh nghiệp trong ngành cho biết, họ đang phải đối mặt với sự áp lực gay gắt với các công ty sản xuất đồ chơi nước ngoài có thương hiệu, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá khốc liệt đối với các sản phẩm đồ chơi nước ngoài.

2a

Bà Trương Thị Bình- Giám đốc kinh doanh công ty Gỗ Đức Thành cho biết, hiện nay giá đồ chơi trên thị trường khá đa dạng, đặc biệt gặp phải những sản phẩm đồ chơi giá rẻ từ Trung Quốc.

Với đặc thù phục vụ cho trẻ em, ngành sản xuất đồ chơi cũng có nhiều tiêu chuẩn khắt khe, trong khi năng lực vốn còn yếu, nguồn cung phụ liệu chủ yếu dựa vào nhập khẩu, thiết kế mẫu của các DN trong nước còn rất hạn chế. Điểm sáng của thị trường là những năm gần đây, số ít các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến thị phần tại thị trường nội, khi người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ hàng sản xuất trong nước.

3a

Chị Huỳnh Ngọc Liên- Giám đốc công ty đồ chơi Thế giới của bé chia sẻ trước đây sản phẩm đồ chơi Việt Nam chỉ chiếm một lượng nhỏ trên gian hàng đồ chơi của cửa hàng. Nhưng những năm gần đây số lượng đã có tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng tin dùng sản phẩm đồ chơi Việt Nam hơn vì sự an toàn.

Chị Ngô Thị Lan Trinh- Khách hàng- Quận Gò Vấp, TPHCM cho biết chị lựa chọn sản phẩm cho trẻ vì an toàn, chất lượng, trẻ thích và phải có tính giáo dục

Hiện nay, nhiều phụ huynh khi lựa chọn đồ chơi cho con, ngoài quan tâm đến mẫu mã, thiết kế còn chú trọng rất nhiều đến vấn đề sản phẩm an toàn, mang tính giáo dục và phát triển trí tuệ. Từ tâm lý tiêu dùng này, các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi nội cần đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp khi tấn công thị trường nội địa, để chiến thắng đối thủ ngoại ngay trên sân nhà.

 

TAG:

Ý kiến bạn đọc